Những năm gần đây rộ lên phong trào nhà nhà khởi nghiệp, từ thành thị lan về nông thôn. Trong bối cảnh đó ngày càng nhiều măt hàng nông thuỷ sản chế biến Việt Nam được gia tăng giá trị về cơ bản, nhưng đồng thời người khởi nghiệp và bà con nông dân cũng gặp những hạn chế về kỹ năng làm bao bì nhãn mác.
Bài viêt này đóng góp những kỹ năng cơ bản cần thiết cho bao bì nông sản chế biến, cũng như vai trò của bao bì trong chất lượng và an toàn sản phẩm.
Chức năng cơ bản của bao bì
1. Chức năng bảo vệ sản phẩm
Một lúc nào đó, bạn sẽ tò mò khi cầm một gói Snack nhưng không chí có sản phẩm bên trong trong, nhà sản xuất còn phải bơm căng phồng bao bì lên…để làm gì? Đó là phần khí Nitơ không thể thiếu bên trong các gói sản phẩm để bảo đảm kín khí và giúp sản phẩm bên trong không bị dập nát, đồng thời tạo ‘cảm giác’ bao gói sản phẩm luôn đầy đặn, và đó là một trong hàng chục ‘mánh khoé’ của bao bì trong cuộc sống hiện đại…
Ngay từ hàng trăm năm trước khi sáng chế ra hộp lon thiếc, món đậu hầm (Heinz) đã giúp cho hàng triệu công nhân nhà máy tại Anh có một bữa trưa giàu dinh dưỡng và tiện lợi, cho đến ngày nay Mega Kitchen của các tổ chức xã hội tại Ấn Độ đã cung cấp hàng triệu xuất cơm dinh dưỡng và an toàn cho hàng triệu học sinh với một hệ thống hậu cần tinh vi và chuyên nghiệp, trong đó là vai trò của các hệ thống và kỹ thuật bao bì hiện đại…
Trong không ít trường hợp, bao bì hiện đại đã giúp người nông dân thoát cảnh đổ bỏ nông phẩm dư thừa, giúp bảo quản nông sản lâu hơn và giám sức ép về giá… Vì vậy các bạn start-up Việt Nam dù là nông dân hay thương lái, cũng cần phải nghiên cứu áp dụng những tiến bộ bao bì với những bài toán kinh doanh toàn diện, từ sản xuất, thời vụ, cho đến sơ chế hay chế biến, bảo quản hay lưu kho, cho đến thời điểm hay cách thức tung sản phẩm, hay các hợp đồng bán hàng có thời hạn hay trực tiếp vào các hệ thống siêu thị hay chuỗi cửa hàng… đó là một mắc xích quan trọng rất cần được nghiên cứu.
Các bạn có thể tham khảo các hình thức bao gói sản phẩm cơ bản sau đây:
2. Chức năng thông tin
Từ việc xác lập mã vạch quốc tế cho đến QR code, cũng như thông tin bắt buộc về Nutrition Facts (số liệu dinh dưỡng). QR Code thậm chí còn kiêm cả chức năng truy suất nguồn gốc và hình ảnh sản phẩm giúp làm tăng lòng tin của khách hàng từ một nơi xa xôi bất kỳ (at a corner of the world) làm cho sản phẩm và thương nổi bật và chinh phục lòng tin. Những công cụ hiện đại hơn nữa (IoT) còn làm nên những điều kỳ diệu lkhác trong việc thiết kế bao bì hay gắn lên bao bì sản phẩm.
Với trí tuệ nhân tạo, thậm chí chúng ta còn có thể nghĩ đến việc một bao bì không đứng im trên kệ và còn có thể ‘tự chào hàng’ tự giao tiếp với khách hàng một cách chủ động, chứ không cần nhờ đến truyền thông above-the-line với chi phí media tốn kém…
3. Chức năng vận chuyển
Bao bì sản phẩm với cấp độ secondary packaging (bao bì thứ cấp) đảm nhận vai trò thiết yếu trong việc bản quản và vận chuyển (storage & transport) trong phân đoạn từ nhà sản xuất, xuất khẩu, hậu cần… cho đến nhà bán lẻ (retailer) trước khi lớp bao bì thứ cấp này được thảo bỏ để từ đó sử dụng lớp bao bì bên trong, tức bao bì sơ cấp (primary pack) hay bao bì bán lẻ (retail pack) hay bao bì tiêu dùng (consumer pack).
Các hộp sữa 1 Lít (bao bì của Tetrapak) chỉ bảo đảm kín khí cho chất lỏng bên trong trong trạng thái tĩnh (trưng bày), khi vận chuyển nó được đóng trong thùng carton (24 hộp); và ngay cả thùng carton cũng phải được xếp trong container có máy lạnh mới có thể vận chuyển đi xa có khi hàng nghìn cây số, vượt qua đại dương…
Bao bì là một lĩnh vực hữu ích và lý thú rất cần các bạn trẻ nghiên cứu và tham gia,. Nó cũng là một khâu không thể thiếu trong nhiều ngành chuyên môn liên quan như: thiết kế, vật liệu học, polymer (bao bì màng), công nghệ lạnh, ngành hậu cần, marketing và retail…
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngành nghiên cứu ứng dụng bao bì càng quan trọng hơn nữa, với các mạng lưới giao nhận và hệ thống kho hàng tự động hoá từ cuối các dây chuyền sản xuất cho tới các hệ thống depot (tổng kho) và IoT kết nối giao hàng tự động, hay trưng bày thông minh trong hệ thống siêu thị cho tới cửa hàng tiện lợi…Tại Việt Nam các công ty như Vinamilk, Unilever hay Heineken đang tiên phong trong lĩnh vực tự động hoá vận chuyển và hậu cần với bao bì hiện đại.
4. Chức năng quảng bá, trưng bày & khuyến mãi
Chức năng quảng bá, quảng cáo, trưng bày và khuyến mãi của bao bì nhất là consumer pack rất quan trọng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường bỏ qua. Chẳng hạn trong ngành gạo, từ Quyết định 706TTg (2015, Xây dựng thương hiệu cho Gạo Việt Nam) đến nay hầu như sau một thời gian ‘hô hào’ thì các Tập đoàn xuất khẩu Lương thực (nhà nước) đang hầu như bỏ mặc và bận rộng với những chương trình đồi mới doanh nghiệp mà khâu quan trọng đó là Định vị sản phẩm, Bao bì dựa trên Nghiên cứu thị trường.
Nhiều nhà thiết kế bao bì do thiếu kiến thức hay kinh nghiệm, chỉ chú trọng đến Thẩm mỹ (chủ yếu nhìn dưới góc độ tạm gọi “Mỹ thuật Công nghiệp” và bỏ qua chức năng trưng bày, ấn tượng thị giác, nhận diện so sánh hay nhận diện cạnh tranh (comparative indentification)… một số không ít các nhà thiết kế không chuyên, hoặc start-up tự mình thiết kế bao bì (mục đích qua loa để tung sản phẩm, hay quá tự tin với khả năng sáng tạo của mình), bỏ quan rất nhiều giác độ sáng tạo và thiết kế chuyên nghiệp cần thiết, thậm chí từ việc cơ bản là nghiên cứu kích thước bao bì, công năng và bố cục… dựa trên thấu hiểu người tiêu dùng (consumer insights) vẫn còn là điều xa lạ hay mới mẻ với không ít start-up.
5. Logo & Nhận diện cơ bản
Bao bì và Định vị sản phẩm
Trong một thời gian dài, nông sản của Việt Nam được xuất khấu sang một nước thừ 3, các nhà buôn quốc tế chỉ thay bổi kích thước bao bì và nhãn mác cho phù hợp với thị trường đích (destination, local market), từ đó họ đã tự tạo ra một giá giá trị thặng dư vượt trội mà nhà xuất khẩu hay nông dân sản xuất không thể ngờ tới.
Cụ thể như gạo Việt Nam sau khi xuất qua Hongkong, thương nhân đóng bao bì nhỏ 1- 2 kgs sau đó đưa vào các chuỗi siêu thị để bán lẻ, và đó là tình huống phổ biến. Tuy nhiên cách đây hơn 10 năm một công ty xuất khẩu gạo chuyên nghiệp (tuy là một công ty tư nhân) cũng đã nỗ lực thâm nhập thị trường đích và chủ động lam bao bì, nhãn mác chuyên nghiệp để từng bước chiếm lĩnh các hệ thống bán lẻ bằng bao bì nhãn mác của mình. Đó là công ty Lotus Rice mà chúng tôi có dịp làm việc và hỗ trợ trong thiết kế bao bì, gọi là bao bì tiêu dùng (consumer pack) với kích thước 1kg, 2 kg… phân biệt với trader pack (bao bì cho nhà buôn) thường có kích thước 50kgs hay 100Kgs thậm chí la jumbo pack (500kgs).
Cùng một loại sản phẩm, có thể có đế 3-5 kích thước bao bì khác nhau, phù hợp thói quen mua sắm của từng nhóm khách hàng… kinh nghiệm thành công của FMCG trong chế biến nông sản…
Cấu trúc Nhận diện Thương hiệu trên bao bì
Về cơ bản có 3 nấc trong cấu trúc bao bì theo chiều dọc, theo lối thiêt kế cổ điển có thể sắp đặt thứ tự như sau:
Nấc 1 (trên cùng) Masterbrand Logo: Nhận diện sơ cấp chủ đạo, thường là Logo và Tên thương hiệu chính. Chú ý thương hiệu chính không nhất thiết phải là tên công ty, nó thường khái niệm là một umbrella brand hay master brand (nhãn hiệu sản phẩm bao trùm).
Courtesy: Cowan Design – hình ảnh từ công ty thiết kế bao bì Cowan Australia.
Nấc 2: Nhãn hiệu sản phẩm hay product range hay category (chủng, nhóm) các sub-brand hay priduct range này không nhất thiết phải đạt tư cách nah4h độc quyền. Ví dụ: Tomato Ketchup vốn là một tên thông dụng, không độc quyền, vì đã có yếu tố nhãn hiệu độc quyền ở vị trí master (HEINZ). Theo cấu trúc ngữ pháp thông dụng tiếng Anh, thói quen là Danh từ riêng đứng trước (‘s sở hữu cách) và Tên sản phẩm (ketchup) đứng sau.
Nấc 3: Thường là hình ảnh minh hoạ cho một Variant (biến thể), một Range hay Category. Hình ảnh thiết kế rất quan trọng về hiệu quả thị giác khi mua sắm, vì thông thường người tiêu dùng, dù chưa biết tên thương hiệu, cũng có thể nhận ra công dụng sản phẩm mà mình mong muốn. Do đó việc chọn lựa hay sáng tạo và nhiếp ảnh chuyên nghiệp để có một hình ảnh minh họa là hế sức cần thiết.
Bao bì – từ đơn giản đến Nghệ thuật Tinh tế
Có rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật ứng dung trong ngành bao bì hiện đại của thế giới. Điều chúng tôi ngạc nghiên là hệ thống các trường cao đẳng công nghiệp không đưa ngành bao bì vào hệ thống đào tạo chính quy (?) Chí có một số ít trường cao đẳng có chuyên ngành này, đơn cử như Cao đẳng mỹ thuật Đồng Nai. Ngay như một môn thủ công sơ cấp phổ biến như nghệ thuật xếp giấy (origami) nếu biết ứng dụng trong thiết kế bao bì cũng có thể mang lại những hiệu ứng thẩm mỹ giúp nâng cao giá trị sản phẩm.
Nổi bật trong năm 2017 và các năm vừa qua là những nỗ lực trong ngành mỹ thuật đồ họa, một số công trình tiêu biểu sau đây:
- Nhóm các nhà sản xuất Chocolate (từ Pháp) ứng dụng bao bì giấy thủ công (loại giấy gói Cốm ngày Tết) cho bao bì Chocolate nhãn hiệu Marou, được nhiều báo chí thế giới công nhận là một trong những dòng sản phẩm Chocolate ngon nhất thế giới.
- Các dòng sản phẩm đã và đang chú trọng nâng cấp bao bì, hoa văn hoạ tiết và chất liệu: bánh Trung Thu, rượu Vang, phong bao Lì-xì Tết, Trà và nhiều loại Nông sản chế biến…
- Hoa văn ứng dụng từ họa tiết Mỹ thuật Tranh Đông Hồ mở ra rất nhiều ứng dụng thực tế nâng cấp và tạo bản sắc cho Bao bì & Sản phẩm Việt Nam: áo dài, giấy gói quà, hộp quà, bao bì sản phẩm, vải và họa tiết trang trí…
- Đồ hoạ và Thiết kế Việt Nam bước đầu đi vào thị trường thế giới: Nhà thiết kế Công Trí, Thái Nguyễn (Hoa Kỳ) đã chinh phục bằng các thương hiệu thiết kế áo dài, Lụa Thái Tuấn và các Làng Dệt Luạ Truyền thống, Đồ họa Trúc Chỉ mặt nạ Tuồng đạt giải thưởng tại Mỹ (mentor bới Nguyễn Tri Phương Đông)…
Quản lý Nhà nước theo Luật ghi nhãn hàng hoá
Một xã hội văn minh ngày nay đơn giản chỉ cần đo bởi số lượng hay tỷ lệ % sản phẩm có bao bì nhãc mác chuyên nghiệp. Và ngược lại đối với một quốc gia kém phát triển thì tỷ lệ sản phẩm thô, bộ mặt thương mại xập xệ nhếch nhác…hàng hoá bán lẻ tràn lan không có tem nhãn hợp pháp hay bao bì sai quy định, hay hàng nhái, hàng lậu, hàng giả và không tuân thủ pháp luật về ghi nhãn hàng hoá. Nhậ thức của các cơ quan quản lý nhà nước (nhất là) ở các địa phương (cấp huyện xã) hiện nay nhìn chung vẫn còn thấp.
Quản lý ở cấp này hầu như chưa hiểu, không biết áp dụng Luật ghi nhãn hàng hoá là cơ sở quản lý nhà nước cơ bản để quản lý hợp pháp tất cả hàng hóa lưu đông trên địa bàn. Đây là vấn đề cốt yếu xảy ra hàng loạt những sai phạm về vệ sinhg an toàn thực phẩm, hàng lậu, rượu giả, lưu thông hàng giả…ảnh hướng cả về sức khoẻ người tiêu dùng, cho đến khả năng cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp, nông dân, nhà sản xuất chân chính và có đạo đức. Pháp lệnh và Luật ghi nhãn hàng hoá đã có mặt từ năm 2001 tại Việt Nam, nhưng nhiều cán bộ quản lý cơ sở hình như chưa hiểu Luật này. Chưa kể những cán bộ quản lý thoái hoá và trực lợi.
Điều cần thiết theo chúng tôi là tập huấn bắt buột đối với quản lý thị trường, cán bộ cấp huyện xã về Luật ghi nhãn hàng hoá để có thể một mặt hướng dẫn cho bà con nông dân, một mặt truy tìm những cơ sở sản xuất kinh doanh không tuân thủ Pháp luật… là công cụ thiết thực, minh bạch và lành mạnh hóa môi trường kinh doanh hội nhập.
--SƯU TẦM--